Tổng hợp và đánh giá các công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO

Công cụ nghiên cứu từ khóa là thứ vô cùng quan trọng, vì các con số thống kê về từ khóa chúng ta không thể tưởng tượng ra được. Chẳng ai nhờ “kỹ năng viết bài tốt”, dù giỏi thế nào mà trả lời được câu hỏi kiểu như:

  • Từ khóa này có khối lượng tìm kiếm bao nhiêu một tháng?
  • Trang web nếu mà đứng đầu với từ khóa này thì sẽ đem lại được bao nhiêu lượt xem?

Danh sách 9 công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến

1. Ahrefs – công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ nhất

2. Keyword.io – công cụ gợi ý từ khóa phong phú nhất 

3. Google Keyword Planner – công cụ nghiên cứu từ khóa chính chủ

4. Keywordshitter – công cụ nghiên cứu đơn giản nhưng vẫn hiệu quả

5. Soovle – công cụ có nhiều máy tìm kiếm nhất

6. Ubersuggest – công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất

7. Google Search Console – kho báu bị lãng quên

8. Google Trends – công cụ nghiên cứu từ khóa xu hướng

9. Tư duy của bạn – công cụ quan trọng nhất

1. Ahrefs – công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ nhất

Website: https://ahrefs.com

Ahrefs cung cấp thông tin rất chi tiết, bao gồm:

  • Độ khó của từ khóa: dựa trên hồ sơ backlink của những trang thuộc top 10. Các trang thuộc top 10 có hồ sơ backlink càng khủng thì càng khó cho bạn. Nó cũng chú thích luôn số trang web cần thiết trỏ tới bạn (backlink) để bạn lọt vào top 10.
  • Khối lượng tìm kiếm: tính toán dựa trên khối lượng khổng lồ các clickstream, họ tự tin cho rằng nó chính xác hơn thông tin mà công cụ từ khóa của AdWords cung cấp (công cụ của chính chủ Google, nó có tên gọi Google Keyword Planner, và cũng sẽ được đề cập trong bài viết này), ở khía cạnh nào đó thì họ đúng, vì AdWords là dành cho người quảng cáo nghiên cứu từ khóa, chứ không phải dân SEO.
  • Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: nó cho thấy từ khóa có bị quảng cáo không & ở mức độ nào. Nếu từ khóa có đến 40% click là dành cho quảng cáo chẳng hạn, bạn cần phải ước chừng trước là bản thân sẽ không nhận được tỷ lệ click cao như thông thường (bình thường là khoảng 30% cho vị trí xếp đầu). Tuy nhiên từ khóa có quảng cáo lại cho thấy tiềm năng thương mại của nó, và có thể rất đáng giá để đầu tư.
  • Tỷ lệ click / không click: không phải bất cứ ai tìm kiếm điều gì cũng đều click, nghe có vẻ lạ, nhưng điều này có nguyên nhân phần lớn từ việc Google cung cấp câu trả lời tóm tắt/đoạn trích nổi bật (google featured snippets) ngay cho người dùng trên trang kết quả. Tuy nhiên còn một lý do nho nhỏ khác là những người làm nội dung đơn giản đang muốn kiểm tra thủ công thứ hạng từ khóa của họ.
Ưu điểm Nhược điểm
Rất tốt không có gì phải chê cả Nhưng rất tiếc là nó đắt, nếu bạn không tận dụng hết nhu cầu sẽ rất phí

2. Keyword.io – công cụ gợi ý từ khóa phong phú nhất 

Website: https://www.keyword.io/

Ưu điểm Nhược điểm

– Miễn phí vẫn dùng được

– Kết quả từ khóa gợi ý khá phong phú

– Có cả kết quả cho YouTube

– Rất hạn chế các thông số khi dùng bản miễn phí

– Phải đăng nhập mới tải được danh sách từ khóa

3. Google Keyword Planner – công cụ nghiên cứu từ khóa chính chủ

Website: https://adwords.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/

Tuy nhiên không phải là hoàn hảo, chẳng hạn họ kết hợp khối lượng tìm kiếm của SEO và Search Engine Optimize vào làm một, chứ không phải tách riêng dữ liệu ra. Và ngay cả các công cụ của cùng Google cũng cho thấy kết quả khối lượng tìm kiếm của từ khóa không giống nhau, như Google Keyword Planner & Google Search Console

Ưu điểm Nhược điểm
– Cung cấp khối lượng tìm kiếm của từ khóa

 

– Cung cấp giá thầu của từ khóa

– Cung cấp mức độ cạnh tranh của từ khóa

– Phải mất công đăng ký, cần thẻ VISA và khá phức tạp cho những ai chưa quen

4. Keywordshitter – công cụ nghiên cứu đơn giản nhưng vẫn hiệu quả

Website: http://keywordshitter.com/

Ưu điểm Nhược điểm
– Chất lượng từ khóa gợi ý khá tốt

 

– Tải danh sách từ khóa dưới dạng .txt mà không cần phải đăng nhập

– Phải chờ khá lâu để công cụ quét được đầy đủ danh sách từ khóa

5. Soovle – công cụ có nhiều máy tìm kiếm nhất

Website: https://soovle.com/

Nó cung cấp các từ khóa gợi ý từ cả Google, YouTube, Yahoo, Bing, Wikipedia. Riêng với Amazon & Answer thì tiếng Việt hầu như không có.

Khi tra bạn có thể thấy từ khóa gợi ý từ Google, YouTube, Yahoo là nhiều nhất, Bing thi thoảng có, còn Wikipedia với những từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn mới có khả năng xuất hiện.

Ưu điểm Nhược điểm
– Kết quả cung cấp rất nhanh

 

– Hỗ trợ nhiều máy tìm kiếm

– Số lượng hạn chế (thường chỉ cho 10 kết quả mỗi máy tìm kiếm hoặc website)

 

– Từ khóa có dấu gặp vấn đề với Google (không hiển thị được nhiều hoặc không có kết quả).

 

6. Ubersuggest – công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất

Website: https://neilpatel.com/ubersuggest/

Ưu điểm Nhược điểm
– Cho phép tải về hoặc copy dễ dàng

 

– Có cả từ khóa cho YouTube

– Lấy cả dữ liệu từ Google Keyword Planner do vậy cung cấp được thông tin mà các công cụ Free khác không có như khối lượng tìm kiếm, giá từ khóa, mức cạnh tranh

– Dường như từ khóa cho YouTube chỉ là hình thức vì không thấy sự khác biệt khi thay đổi chọn lựa

 

– Số lượng từ khóa gợi ý được ít hơn so với Keyword.io

 

 

7. Google Search Console – kho báu bị lãng quên

Website: https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi

Ưu điểm Nhược điểm
– Thông tin rõ ràng, khá chính xác

 

– Nhiều thông tin bạn không thể có nếu dùng công cụ khác

– Bạn cần có điều kiện tiên quyết là có website và để công cụ của Google làm quản trị web (2 cái này chắc chắn không phải là vấn đề với đa số người đang đọc bài viết này)

 

– Hạn chế trong việc đưa ra ý tưởng từ khóa mới

 

8. Google Trends – công cụ nghiên cứu từ khóa xu hướng

Website: https://trends.google.com.vn/trends/

Ưu điểm Nhược điểm
– Hữu ích cho những ai tìm kiểm chủ đề nóng

 

– Phần search giúp bạn khám phá từ khóa có phải là từ khóa theo mùa hay không, giúp bạn tìm ra được thời điểm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hoặc ít nhất (nếu nó như vậy).

– Không phải là công cụ nghiên cứu từ khóa điển hình

9. Tư duy của bạn – công cụ quan trọng nhất

KHÔNG công cụ nào thay thế được tư duy của bạn trong việc tìm từ khóa.

Ví dụ, một trong những cách mình hay làm trước đây khi chưa có công cụ và giờ vẫn làm sau khi có Ahrefs đó là xem nội dung ở những nơi có khách hàng tiềm năng, để biết họ đang cần điều gì, đâu là thứ họ hay thắc mắc, đâu là cái làm họ nhức đầu.

Những nơi bạn có thể tìm bao gồm:

  • Website của các đối thủ lớn nhất
  • Diễn đàn, xem họ hay hỏi, bàn về chủ đề gì
  • Các nhóm hội, fanpage trên Facebook về chủ đề liên quan
Ưu điểm Nhược điểm
– Miễn phí hoàn toàn

 

– Sẵn có

– Là công cụ cực mạnh nếu biết khai thác

– Sẽ là vấn đề chỉ khi bạn không biết tận dụng

Tham khảo: https://www.ducanhplus.com/cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa/


Đăng ký website chỉ 2 triệu đủ tên miền, host và web


Bình luận

oolink-logo

 

Giới thiệu

Dịch vụ Website Đám mây

Website: http://www.oolink.net

Email: [email protected]

SĐT: 098.273.9283 

Liên kết

Facebook Page

@2019 Bản quyền thuộc về OoLink.NET