Heatmap là gì? Ứng dụng Heatmap trong trang web

Heatmap (bản đồ nhiệt) là một công cụ hiển thị toàn bộ landing page hoặc website của chúng ta dưới dạng màu sắc của nhiệt độ, những vùng được người dùng xem nhiều sẽ có màu đỏ, những vùng được người dùng ít quan tâm hơn sẽ có sắc độ nhiệt giảm dần từ cam – vàng – xanh lá đến xanh da trời.

Qua đó, ta sẽ biết được nên bỏ đi hoặc thay thế nội dung ở những phần trên landing page ít được người dùng chú ý, và đưa những nội dung nổi bật như câu kêu gọi hành động, nút mua hàng vào những phần được người dùng quan tâm. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ mua hàng và doanh thu trên landing page của bạn.

Trong bài này, mình sẽ nói chi tiết hơn về heatmap, cũng như cách ứng dụng nó để mang lại nhiều lợi ích cho landing page.

  • Hướng dẫn sử dụng Heatmap để theo dõi hành vi người dùng trên landing page
  • Lợi ích của heatmap

Heatmap không chỉ giúp bạn biết được vị trí nào được người dùng click/ xem nhiều nhất mà còn giúp bạn nhờ đó mà có thể hiểu được vì sao các vị trí đó lại được quan tâm nhiều. Để dễ hiểu, mình sẽ lấy ảnh heatmap dưới đây để phân tích.

headmap

Hướng dẫn sử dụng Heatmap để theo dõi hành vi người dùng trên landing page

Màu đỏ và màu cam trong ảnh biểu thị cho những phần được người dùng click/ nhìn nhiều nhất. Ta có thể thấy một số điểm như sau:

  • – Những phần nằm trên thanh menu được click nhiều vì dùng để chuyển sang phần nội dung khác.
  • – Người dùng thích màu sắc hơn là chữ thông thường.
  • – Phần tiêu đề có chữ to và nằm trên cùng được chú ý nhiều hơn phần nội dung có text nhỏ bên dưới.
  • – Nút bấm chứa màu sắc và chứa nội dung Call to action được nhiều click hơn.

Cần lưu ý rằng, đối với mỗi landing page khác nhau, các thông số và ý nghĩa sẽ khác nhau.

Bằng thống kê hành vi rất chi tiết này, nó sẽ giúp mình biết được người dùng thích gì mà có thể tái tạo lại một cách thích hợp nhất. Và nếu mình có treo quảng cáo thì sẽ biết được tại sao quảng cáo đó lại ít được click (ảnh xấu, thiếu bắt mắt, không có call to action,…).

Ứng dụng Heatmap vào thực tiễn để tăng doanh thu

Như mình đã nói ở trên, Heatmap như là một công cụ để bạn hiểu được hành vi của người dùng tác động lên landing page của mình như thế nào để khai thác triệt để mọi nguồn thu trên landing page. Để cụ thể hơn, mình xin chỉ ra một vài kinh nghiệm của mình khi dùng Heatmap để phân tích nhằm kiếm tiền trên landing page.

Trước khi sử dụng Heatmap, các bạn nên lên kế hoạch test 2 lần: Trước khi thay đổi và sau khi thay đổi.

1. Thay đổi khẩu hiệu quảng cáo

Các khẩu hiệu Call to Action luôn là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến lượt click của người dùng trên website. Như bạn thấy đó, các khẩu hiệu trên blog mình luôn được thay đổi liên tục vì đa phần mỗi đợt kiểm tra heatmap thì mình luôn thấy các khẩu hiệu luôn nhận được rất ít lượt click để bấm vào mua hàng. Sau khi thay đổi các khẩu hiệu đó và tiến hành test lại một lần nữa, mình kiểm tra thì thấy nó quả thực thu hút người dùng click nhiều hơn, từ đó tỷ lệ mua hàng cũng cao hơn trước khi mình phân tích.

2. Viết ít lại, dùng hình ảnh làm điểm nhấn

Trong bài viết thì mình có thể viết dài được vì bản chất bài viết nó buộc phải viết dài. Nhưng các khẩu hiệu quảng cáo thì sau khi mình dùng Heatmap đã nhận ra một điều: Nhìn quảng cáo luôn có hứng thú hơn là đọc vì chẳng ai rảnh đến mức phải đọc quảng cáo xem nó nói cái gì, chỉ cần 3 giây lướt qua là đủ. Ngay cả logo mình cũng đã sử dụng một hình ảnh luôn vì như thế sẽ thu hút ánh nhìn của người đọc nhiều hơn, họ nhớ đến mình lâu hơn là xem logo dạng chữ.

3. Biết được nội dung nào mà người đọc thích nhất

Các con số bình luận trong bài chưa đủ chứng cơ thuyết phục để cho mình biết được nội dung đó có bổ ích hay không vì đôi khi đơn thuần đó chỉ là một hành động comment lấy lệ để tăng traffic do blog mình có dùng CommentLuv. Với Heatmap, mình có thể theo dõi được khu vực nào được người ta nhìn nhiều nhất, nhưng lạ một cái là có những nội dung không hề nằm bên trên nhưng vẫn được họ xem nhiều. Như thế chứng tỏ nội dung đó có ích, mình chỉ cần siêng năng viết nhiều hơn về các nội dung đó để giữ chân khách là được.

Ngoài ra, menu màu xanh trên web mình cũng thể hiện được nội dung nào được quan tâm nhiều nhất vì ở chế độ Overlay View trên Ladifire mình nhận ra các menu đó thì phần được click nhiều nhất là gì để phát huy chủ đề đó nhiều hơn.

4. Thay đổi vị trí quảng cáo

Ở công cụ Ladifire mà mình đang dùng thì có một tính năng thống kê khác đó là Scrollmap, phần này sẽ cho biết vị trí nào mà người dùng dừng cuộn trang lại lâu nhất để xem nó, mà hầu như mình thấy họ đều tập trung nhiều nhất vào phần tiêu đề bài viết mới nhất thì phải.

Nên dùng Heatmap ở đâu? Trước hết, bạn hãy hiểu rằng đây là công cụ giúp bạn thương mại hóa trên landing page nên có lẽ chẳng có công cụ Heatmap nào miễn phí cả nên nếu bạn muốn dùng thì hãy chuẩn bị tinh thần để trả phí, cao hay thấp tùy thuộc vào lượng traffic mà landing page bạn đang có. Dưới đây là một số công cụ Heatmap tốt nhất mà bạn nên dùng.

Ladifire – Giải pháp cung cấp Heatmap hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng Heatmap để theo dõi hành vi người dùng trên landing page

Dịch vụ heatmap của Ladifire vừa rẻ lại mạnh mẽ, khi dùng sẽ rất khỏe. Ladifire có lẽ là lựa chọn hàng đầu Việt Nam cho ai đang tìm một công cụ Heatmap đáng sử dụng nhất. Sở dĩ nó được nhiều người dùng đó là nó hỗ trợ rất nhiều công cụ thống kê mà cụ thể là:

  • – Click Heatmap – Thống kê khu vực được click nhiều nhất và thể hiện qua các điểm sáng từ đỏ tới xanh dương.
  • – Scroll Heatmap – Thống kê khu vực được người dùng dừng cuộn trang lại để xem nhiều nhất.
  • – Moving Heatmap – Cái này nó cũng là thống kê vị trí di chuyển chuột trên máy tính. Theo một nghiên cứu đã được kiểm chứng thì vị trí mà người dùng đặt con trỏ chuột đúng với vị trí mà mắt họ đang để ý đến khoảng 90%.

Tham khảo: https://blog.ladifire.com/ban-da-biet-heatmap-la-gi-duoc-ung-dung-gi-trong-landing-page-chua/


Đăng ký website chỉ 2 triệu đủ tên miền, host và web


Bình luận

oolink-logo

 

Giới thiệu

Dịch vụ Website Đám mây

Website: http://www.oolink.net

Email: [email protected]

SĐT: 098.273.9283 

Liên kết

Facebook Page

@2019 Bản quyền thuộc về OoLink.NET