5 lý do các startups thường thất bại

Cần nhiều hơn là đam mê và tầm nhìn để có thể khởi nghiệp thành công và gây dựng nó thành một doanh nghiệp bền vững.

Ý tưởng mới lạ có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và thị trường ban đầu, nhưng để biến nó thành một mô hình doanh nghiệp có lời, có dòng thu nhập trong tương lai và tuyển dụng nhân lực sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp trong dài hạn là cả một vấn đề.

Nếu kinh doanh là chiến tranh, khởi nghiệp là bước chuẩn bị cho một chiến dịch dài hạn để đẩy sản phẩm của bạn đến với công chúng, giành được thị trường mục tiêu, và đé bẹp đối thủ cạnh tranh. Trích dẫn nhà quân sự tài ba Tôn Tử, một quân đội chiến thắng một cuộc chiến ngay trước khi mũi tên đầu tiên được bắn. Điều này có nghĩa rằng việc chuẩn bị đã được thực hiện lâu trước khi binh lính được đưa đến chiến trường.

Thành lập startup cũng giống như vậy.

Tuy các câu chuyện như tạo lập một đế chế từ nhà kho của bạn, hay làm việc thâu đêm với đối tác của bạn trong phòng khách nghe có vẻ huy hoàng và thú vị, chỉ những việc đó thì không thể thay thế cho việc chuẩn bị kỹ lưỡng, thấu đáo.

Chuẩn bị, nghiên cứu và luôn luôn cân nhắc. Bỏ qua các bước quan trọng này là lý do mà nhiều startup khác đã thất bại. Hãy cùng tìm hiểu lý do mà họ bỏ qua 5 trụ cột quan trọng của một doanh nghiệp thành công. Hãy tránh những thói quen này, thay vào đó, hãy tạo dựng nền móng tốt để có thể giúp bạn dễ thành công hơn.

1. Không am hiểu thị trường

Việc bạn nghĩ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề của thế giới hay không là không quan trọng. Cái quan trọng là thị trường mục tiêu của bạn nghĩ gì. Nói một cách rộng hơn, bạn đã thực sự xác định được thị trường mục tiêu chưa?

Đừng bao giờ quá đắm đuối với ý tưởng của bạn để quên đi việc hiểu được khách hàng tiềm năng của bạn thực sự cần gì. Hãy nhớ rằng, họ là người sẽ trả tiền cho sản phẩm của bạn. Và để sẵn sàng bỏ đồng tiền dành dụm của họ, họ cần phải thực sự muốn có sản phẩm của bạn. Lý do quan trọng mà họ bị thuyết phục mua sản phẩm của bạn được gọi là ‘nỗi đau của khách hàng’. Nếu tìm ra được nó, bạn sẽ dễ dàng bán sản phẩm của bạn hơn.

Sau khi bạn đã xác định được phạm vi và giá trị của sản phẩm của bạn, hãy cân nhắc xem bạn có đủ sẵn sàng để bán sản phẩm cho thị trường mục tiêu bằng mọi giá với sự nhẫn tâm đủ đề làm cho cả một nhà độc tài phải cúi nhường. Hãy quan sát cách mà mục tiêu của bạn phản ứng với các sản phẩm tương tự. Điều gì khiến họ mua cái này, bỏ cái kia? Đừng chỉ hỏi bạn bè và đồng nghiệp, vì họ thường sẽ ủng hộ bạn. Hãy tham khảo ý kiến của những người nghiêm khắc nhất nếu cần.

Đừng làm giống như một người bán hàng giả vờ khoe khoang rằng họ có thể bán bất kỳ thứ gì. Việc thuyết phục chỉ đưa bạn tới một điểm nhất định. Hãy nhớ rằng, thành công của sản phẩm phụ thuộc vào độ sẵn sàng mua của khách hàng. Hãy đặt những câu hỏi này: Khách hàng của bạn có thật sự cần sản phẩm của bạn không? Sản phẩm của bạn có giúp giải quyết phấn đề của khách hàng mà các sản phẩm của đối thủ không làm được không? Vì sao khách hàng nên mua nó ở mức giá đó nếu họ có thể mua sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn?

Hiểu được thị trường mục tiêu và gắn liền sản phẩm của bạn với nhu cầu của họ có thể tăng khả năng thành công của bạn..

2. Vô tình tạo ra một sản phẩm lỗi

Cách thị trường nhìn nhận sản phẩm của bạn tùy thuộc vào cách bạn giới thiệu nó. Sau khi giải quyết các điểm lỗi trong giai đoạn thiết kế, bạn cần phải đảm bảo nó đáp ứng đúng những hứa hẹn mà bạn đưa ra cho khách hàng.

Đó là điểm thất bại của hầu hết các startup. Do quá vội vàng đưa ra sản phẩm của họ mà họ không thực hiện kiểm tra chất lượng thấu đáo. Họ muốn sản phâm được đưa ra thị trường càng sớm càng tốt để tạo ra doanh thu thỏa mãn các nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn. Nhưng nếu không kiểm tra kỹ, sản phẩm có thể gặp sự cố trong lúc giới thiệu sản phẩm, hoặc tệ hơn, sau khi sản phẩm đã được bán ra và trong khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm. Không có gì làm khách hàng chán ngán hơn một sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng mà nó tạo ra. Phản ứng tiêu cực của khách hàng có thể lan tỏa nhanh như cháy rừng, khiến nhiều doanh nhân phải thực hiện kiểm soát thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc chịu rủi ro mất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hãy dùng thời gian đủ để phát triển sản phẩm của bạn một cách hoàn thiện. Thường nó sẽ phải qua nhiều công đoạn: khái niệm, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá, nghiên cứu thị trường, và thực hiện.

Hãy thận trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Đừng đốt cháy giai đoạn, dù startup của bạn có đang làm ra tiền hay không. Hãy phân bổ đủ thời gian cho mỗi công đoạn và thực hiện kiểm tra nhiều lần. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiêm khắc nhất mà bạn có thể liên lạc để thực hiện đánh giá sản phẩm để chắc chắn rằng sản phẩm đã thực sự hoàn thành. Sửa các điểm lỗi và thử nghiệm sản phẩm trong môi trường khắc nghiệt nhất. Cải thiện những điểm cần cải thiện – ngay cả khi bạn phải từ bỏ cái tôi và chấp nhận rằng bạn có điểm sai.

Một sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian, nhưng mẫu đầu tiên phải hoạt động bình thường ngay sau khi nó được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất.

3. Không kiếm được đủ vốn và không tạo được dòng tiền tốt

Startup thất bại khi nó hết tiền, chấm hết.

Thả nổi bởi niềm đam mê và thái độ tích cực, nhiều nhà kinh doanh bắt đầu chỉ với tiền tiết kiệm ít ỏi và không có thêm bất kỳ nguồn vốn nào khác. Họ chỉ dựa vào một nhà đầu tư và sụp đổ khi nhà đầu tư đó rút vốn. Họ không lường trước các chi phí chìm và do đó không hề có vốn dự phòng.

Bạn không thể bắt đầu chuyến đi mà không đổ đầy bình xăng. Một chuyến đi dài thì cần nhiều bình xăng dự trữ để trong cốp. Hay ít nhất bạn cần một tấm bản đồ hay GPS để hướng dẫn bạn đến những trạm xăng trên đường đi nếu cần. Hãy áp dụng nguyên lý này khi startup hoặc bạn có rủi ro hết xăng ngay giữa nơi hoang vu.

Hãy chi tiêu thông minh và tiết kiệm. Hãy lập một lưới an toàn đủ để bạn có thể tiếp hoạt động trong một năm bằng cách điều chỉnh chi phí hằng ngày, tuần, tháng. Số tiền chi phải không được vượt quá số tiền thu. Hãy cắt giảm nếu cần: mượn xe thay vì mua xe; thuê tạm thời thay vì thuê nhân viên toàn thời gian; sắp xếp trao đổi hàng hóa với những nhà cung cấp thay vì trả tiền.

Đừng lệ thuộc vào vốn ban đầu của bạn. Hãy tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư, hoặc tìm thêm các nguồn thu nhập. Điều này khả thi ngay cả khi sản phẩm của bạn đang trong giai đoạn phát triển. Bạn có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp, điều này có thể giúp đỡ sản phẩm của bạn. Ví dụ: trong khi nhà hàng của bạn còn nhiều tháng nữa mới mở theo kế hoạch, bạn có thể bắt đầu giao hàng đồ ăn đến các văn phòng gần đó. Việc này có thể tạo ra thu nhập thêm và đồng thời giúp mọi người biết đến nhà hàng sắp mở của bạn.

4. Đội ngũ quản lý kém

Một doanh nghiệp chỉ tốt ngang với lãnh đạo của nó. Để trở nên thành công, các thành viên đồng sáng lập phải có tâm huyết với doanh nghiệp và sở hữu kỹ năng cần thiết cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Tức là bạn phải nghe theo lý trí chứ không phải con tim. Rất dễ để bạn quyết định hợp tác với người quen hay bạn học cũ vì họ khả dụng, ủng hộ bạn và không đắt đỏ, nhưng liệu họ có khả năng hoàn thành nghĩa vụ của họ khi thử thách ngày càng khó hơn và giờ làm việc tăng thêm? Họ có thể giải quyết các vấn đề khẩn cấp không? Liệu cháu của bạn, người chỉ vừa tốt nghiệp marketing, có thể thương lượng với các đối tác lớn? Liệu người dì yêu dấu của bạn có thể quản lý các sổ sách phức tạp mà các nhà đầu tư quan tâm tới? Liệu bạn thân của bạn có thể thực sự đạt được hợp đồng với các khách hàng quan trọng?

Hãy phân định rõ ràng quan hệ cá nhân và việc kinh doanh. Hãy lập một nhóm quản lý giỏi để có thể đẩy bản thân họ và bạn đến mục tiêu. Xem xét xem các thành viên hợp tác với bạn có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển. Và hơn hết, đảm bảo rằng các đối tác của bạn đáng để bạn tin tưởng. Startup như một cuộc chiến vậy, và bạn cần có những người có thể giúp đỡ và trông chừng lẫn nhau.

5. Mô hình doanh nghiệp không phù hợp

Các startup thất bại do họ không chọn đúng mô hình doanh nghiệp. Nhìn chung, các nhà kinh doanh biết họ lấy vốn từ đâu và làm cách nào để họ quản lý chi phí, nhưng họ có thể có quan điểm sai lầm về cách họ tạo nên doanh thu. Doanh thu là nguồn sống của bất kỳ tổ chức. Không tạo nên được đủ doanh thu sẽ làm yếu đi tình hình tài chính của doanh nghiệp, lâu dài dẫn đến doanh nghiệp sụp đổ.

Sau khi đã xác định được thị trường, hãy bắt đầu chú ý đến cách tạo nên doanh thu từ đó. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn là một trang web marketing, bạn có thể lấy được thu nhập thông qua dịch vụ trực tuyến hay dịch vụ offline? Nếu bạn đang bán một phần mềm giáo dục, liệu doanh thu của bạn sẽ đền từ các cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm, hay các học sinh tham gia khóa học? Hãy xem xét kỹ khả năng duy trì của các nguồn doanh thu để đảm bảo đủ cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong tương lai gần và cả tương lai xa.

Ngay từ bước hình thành khái niệm về sản phẩm của bạn, thị trường mục tiêu, vốn, nguồn doanh thu và cả đội ngũ quản lý, hãy lập một kế hoạch thấu đáo cho mỗi khía cảnh của startup của bạn. Nghiên cứu và thử nghiệm nhiều nhất có thể để đề phòng các rủi ro bất ngờ. Đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để giúp bạn startup thành công, và đồng thời duy trì được nó chứ không sụp đổ như nhiều startup khác.

 Tham khảo: http://summitasia.com/vn/5-reasons-why-startups-fail-and-how-you-can-make-the-cut/


Đăng ký website chỉ 2 triệu đủ tên miền, host và web


Bình luận

oolink-logo

 

Giới thiệu

Dịch vụ Website Đám mây

Website: http://www.oolink.net

Email: [email protected]

SĐT: 098.273.9283 

Liên kết

Facebook Page

@2019 Bản quyền thuộc về OoLink.NET